XÃ HỘI
Cầu nguyện cho vùng đất thánh Israel
(CGOL) Chiến tranh khốc liệt giữa Israel và Hamas
Ngày 7/10, cuộc giao tranh giữa Hamas và Israel nổ ra, với cả hai bên tuyên bố trạng thái chiến tranh. Trong ngày đầu tiên, thiệt hại về mạng người ở cả 2 phía là hơn 500 sinh mạng.
Vào buổi sáng 7/10, tổ chức vũ trang Hamas bất ngờ phóng hàng nghìn tên lửa từ Dải Gaza, hướng đến nhiều mục tiêu trên lãnh thổ Israel, bao gồm các thành phố lớn như Ashkelon và Tel Aviv. Lãnh đạo của Hamas tuyên bố rằng lực lượng họ đã phóng khoảng hơn 5.000 quả tên lửa, trong khi quân đội Israel chỉ ước tính được con số này ở mức khoảng 2.000 quả, sử dụng trong các cuộc tập kích. Do lượng tên lửa quá lớn, hệ thống phòng không Vòm Sắt của Israel không thể đối mặt và ngăn chặn toàn bộ.
Sau loạt tên lửa tấn công, Mohammad Deif, chỉ huy cấp cao của Hamas kiểm soát Dải Gaza, tuyên bố bắt đầu “cuộc chiến lớn nhất nhằm chấm dứt chế độ chiếm đóng” mà Israel áp đặt tại Palestine. Hamas lý giải chiến dịch của họ là đáp trả “những cuộc tấn công leo thang” từ phía Israel nhắm vào người dân Palestine ở Bờ Tây và Jerusalem. Sau đó, Hamas đã phá hủy một phần tường rào ngăn cách Dải Gaza và lãnh thổ Israel, cho phép các tay súng tiến vào.
Lịch sử, nguyên nhân của cuộc chiến tranh
Gaza, một dải đất ven biển dài khoảng 40 km và rộng trung bình 9 km, được bao trọn Bởi Phía Đông và phía bắc Israen còn phía tây bên dưới là ai cập. Năm 1900, Gaza bị cai trị bởi Thực dân Anh. Tuy nhiên, đến năm 1948, người Anh rời đi và chuyển giao vùng đất này cho Ai Cập quản lý. Để quản lý vùng đất này thì ai cập đã thành lập một nước bù nhìn gọi là Nhà nước toàn Palestine. Gọi là nhà nước nhưng thực ra Ai Cập vẫn chi phối toàn bộ đất nước này nhưng Ai Cập không cấp quyền công dân cho họ. Vào năm 1959, tổng thống Ai Cập ký xác lệnh giải tán Nhà nước Palestine, nhưng vẫn giữ sự kiểm soát qua một đặc khu quân sự. Trong giai đoạn này, Gaza đối diện với nghèo đói do người dân không có quyền di cư và xuất khẩu lao động.
Năm 1967, trong cuộc chiến giữa Israel và liên minh Ả Rập, Israel đã dành chiến thắng một cách khó tin và chiếm giữ Gaza từ Ai Cập. Đến những năm 90, Israel trao trả lại Gaza cho Palestine trong một thỏa thuận vận hòa. Tuy nhiên, Israel vẫn kiểm soát biên giới, không gian và biển cả của Gaza, mục tiêu là bảo vệ an ninh và ngăn chặn sự xâm nhập từ phía Người Palestine, nhưng người Palestine ở Gaza vẫn phá rào và đánh bom phóng tên lửa tấn công Israel.
Mối quan hệ giữa Israel và Palestine tiếp tục căng thẳng, và vào những năm 2000, Gaza phát động tấn công, dẫn đến cuộc chiến giữa hai bên. Israel đã thực hiện các cuộc tấn công dồn dập trả đũa, khiến hàng nghìn người thiệt mạng và gây thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng.
Năm 2005, Israel rút quân khỏi Gaza, nhưng vẫn kiểm soát biên giới và vùng trời. Cuộc sống tự do của Gaza bị hạn chế bởi sự kiểm soát chặt chẽ. Thỏa thuận hòa giải giữa Israel và Palestine vào những năm 90 chỉ mang lại giả tưởng về hòa bình. Hamas, tổ chức đối lập, chiếm quyền lãnh đạo và quyết liệt đối mặt với các thỏa thuận hòa bình.
Hamas, viết tắt của Harakat al-Muqawama al-Islamiyya trong tiếng Arab, dịch là Phong trào Kháng chiến Hồi giáo, là một tổ chức xuất phát từ sự nổi dậy chống Israel (intifada) lần đầu tiên của người Palestine vào năm 1987. Hình thành ban đầu như một lực lượng đối kháng vũ trang chống lại sự chiếm đóng của quân đội Israel tại Bờ Tây và Dải Gaza.
Nếu ban đầu, Hamas không chỉ tham gia các hoạt động chiến tranh mà còn cung cấp các chương trình phúc lợi xã hội cho người Palestine, thì từ năm 2005, sau khi Israel rút quân đội và dân định cư ra khỏi Dải Gaza, Hamas đã mở rộng hoạt động của mình vào lĩnh vực chính trị. Thành công trong bầu cử quốc hội Palestine năm 2006, Hamas sau đó kiểm soát độc lập vùng Gaza từ năm 2007.
Mục tiêu chính của Hamas là xây dựng một nhà nước Hồi giáo cho người Palestine trên vùng lãnh thổ đã được định sẵn trước năm 1948. Điều này được họ coi là sứ mệnh chỉ có thể thực hiện thông qua đấu tranh bằng vũ lực, từ đó họ khước từ mọi giải pháp hòa bình và không công nhận nhà nước Israel. Mối quan hệ chính trị và chiến lược của Hamas đối chọi với phong trào Fatah của Tổng thống Mahmoud Abbas ở Bờ Tây, được cộng đồng quốc tế công nhận là chính phủ Palestine chính thức.
Hamas được tổ chức thành hai nhánh chính: Dawah, chịu trách nhiệm về các hoạt động dân sự, và lữ đoàn Izz ad-Din al-Qassam, chịu trách nhiệm về các hoạt động quân sự. Mặc dù thành viên của Hamas chiếm đa số trong nghị viện Palestine, nhưng chính phủ vẫn do đảng Fatah của Tổng thống Abbas kiểm soát. Trong vòng 15 năm qua, Hamas và Israel đã nhiều lần đối mặt với nhau trong những cuộc xung đột đầy căng thẳng.
Mohammed Deif, là thủ lĩnh quân sự hàng đầu của tổ chức Hamas, đã gọi tới “Chiến dịch Bão Al-Aqsa,” kêu gọi người Palestine tham gia chống lại tình trạng chiếm đóng mà Israel áp đặt. Ông Deif tuyên bố rằng Palestine không thể tiếp tục chịu đựng và đồng thời thông báo rằng Hamas đã chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với mọi tình huống, trong trường hợp quân đội Israel tấn công.
Saleh al-Arouri, một lãnh đạo khác của Hamas, đã phản ánh ý kiến này, cáo buộc rằng quân đội Israel đã lên kế hoạch đưa quân vào Dải Gaza và Bờ Tây. Ông Arouri cũng chỉ trích quân đội và lực lượng an ninh Israel về những “tội ác” mà họ gây ra trên lãnh thổ Palestine, đặc biệt là tại khu vực đền thiêng Al-Aqsa ở Jerusalem.
Người Palestine ở cả Bờ Tây và Dải Gaza thường xuyên phê phán chính sách chiếm đóng của Israel, đồng thời kể cả về những khó khăn trong cuộc sống do chốt kiểm soát an ninh và chiến lược địa đạo của quân đội Israel, cũng như việc giành đất dành cho người định cư Do Thái. Trong khi đó, Tel Aviv liên tục khẳng định rằng biện pháp an ninh của họ là cần thiết để đối phó với mối đe dọa liên tục từ phía Hamas và các lực lượng không chấp nhận sự tồn tại của quốc gia Do Thái..
Thái độ của các nước về chiến tranh giữa Israel và Hamas
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ sự ủng hộ của Washington đối với Israel và cung cấp hỗ trợ cần thiết. Ông cảnh báo bất kỳ bên thù địch nào với Israel không nên lợi dụng tình hình hiện tại. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phẫn nộ về hành động của Hamas, cam kết an ninh cho Israel và không chấp nhận chủ nghĩa khủng bố. Các quốc gia như Ukraine, Đức, Italy, Cộng hòa Czech và Anh cũng bày tỏ sự ủng hộ Israel và phản đối hành động tấn công khủng bố.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan kêu gọi hành động phù hợp từ cả Israel và các lực lượng quân sự Palestine, nhấn mạnh tránh leo thang xung đột. Thứ trưởng Ngoại giao Nga kêu gọi kiềm chế và đề xuất thiết lập một tiến trình đàm phán để xây dựng hòa bình toàn diện, đáp ứng mong muốn của tất cả các bên. Nước này ủng hộ đàm phán để thành lập một nhà nước Palestine độc lập theo biên giới năm 1967, với Đông Jerusalem là thủ đô, sống trong hòa bình và ổn định cùng với Israel.
Đức Giáo Hoàng Francis cầu nguyện cho hoà bình ở Israel và Palestine
Giáo hoàng Francis, trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần tại Quảng trường St. Peter ở Vatican, đã cầu nguyện cho hòa bình ở Israel và Palestine. Ngài bày tỏ tình đoàn kết với thân nhân của các nạn nhân và cảm thấy đau buồn trước những diễn biến căng thẳng. Giáo hoàng kêu gọi chấm dứt ngay lập tức bạo lực tại khu vực và từ bỏ vũ khí, nhấn mạnh rằng khủng bố và chiến tranh không thể mang lại giải pháp, chỉ gây chết chóc và đau thương cho những sinh mạng vô tội. Ngài nói rằng chiến tranh là thất bại và mọi cuộc chiến đều mang theo đó là thất bại, đồng thời kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình trong khu vực.
“Tôi theo dõi những gì đang xảy ra ở Israel với tâm trạng đầy lo lắng và đau buồn. Tôi muốn bày tỏ tình đoàn kết với thân nhân của các nạn nhân và cầu nguyện cho tất cả những ai đang phải trải qua giờ phút kinh hoàng, đau khổ”.
“Xin hãy chấm dứt các cuộc tấn công và từ bỏ vũ khí, bởi khủng bố và chiến tranh không thể mang lại giải pháp mà chỉ gây ra chết chóc và đau thương cho những sinh mạng vô tội. Chiến tranh là thất bại, mọi cuộc chiến đều là thất bại. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình ở Israel và Palestine”. Giáo hoàng ngày 8/10 nói trước các tín đồ tại Quảng trường St. Peter ở Vatican.
Tuyên Bố Chung của Các Vị Lãnh Đạo Các Giáo Hội ở Jerusalem
Trong tuyên ngôn chung ngày 7/10/2023, các vị lãnh đạo các Giáo hội ở Jerusalem bày tỏ sự quan ngại trước tình hình nguy cơ và đau khổ đang lan tỏa tại Thánh Địa. Nơi thánh thiêng này, mang giá trị tâm linh đặc biệt đối với hàng triệu tín đồ trên khắp thế giới, đang chìm đắm trong bạo lực và đau khổ do xung đột chính trị kéo dài, cùng với sự thiếu vắng đáng tiếc của công lý và tôn trọng nhân quyền.
Với tư cách là những người bảo vệ đức tin Kitô giáo, các Thượng phụ và lãnh đạo các Giáo hội thể hiện sự đồng lòng và liên đới với những người dân trong khu vực, những người phải chịu đựng những hậu quả tàn khốc của cuộc xung đột tiếp diễn.
Các vị lãnh đạo này chân thành cầu nguyện, mong rằng tất cả các bên liên quan sẽ lắng nghe lời kêu gọi chấm dứt bạo lực ngay lập tức. Họ cũng mạnh mẽ kêu gọi đối thoại và tìm kiếm các giải pháp lâu dài, nhằm thúc đẩy công lý, hòa bình và hòa giải cho những người dân vùng đất này, người đã phải chịu đựng gánh nặng của xung đột quá lâu. Đồng thời, họ hy vọng vào sự đoàn kết của cộng đồng quốc tế để hỗ trợ hành động thiện chí và xây dựng một tương lai hòa bình cho Thánh Địa.
Lời kêu gọi Cầu Nguyện cho hoà bình và hiệp nhất.
Hòa bình là khát vọng của loài người. Sống hòa bình là sống trong bầu khí bình an, vui vẻ, hạnh phúc không xảy ra chiến tranh, đổ máu, khủng bố, cướp bóc, bóc lột. Điều không đáng có trên thế giới này lại đang xảy ra hàng ngày tại Israel, Palestine, Nga, Ucraina,…
Khi hòa bình của mọi người bị đe dọa ở bất cứ nơi đâu thì tự sức con người là không thể, cần có sự trợ giúp từ trời cao. Nhận biết chỉ có Chúa mới có thể thay lòng đổi dạ con người, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi mọi người, những người có đức tin và những người không tín ngưỡng, cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình.
Là tín hữu Công giáo, chúng ta hãy hiệp thông cầu nguyện hằng ngày cho Hoà bình Thế giới.
Lạy Chúa, xin Chúa ban hòa bình đích thực và lâu dài cho thế giới. Trong bóng tối của chiến tranh và khủng bố, chúng con giao phó tất cả mọi tâm hồn cho sự bình an của Chúa.
Hiện nay, thế giới đầy rẫy những mối đe dọa đối với hòa bình. Cuộc sống của nhiều người đang bị rung chuyển bởi những cuộc xung đột và chiến tranh không ngừng. Chúa là nguồn bình an, và chỉ có Chúa mới có thể mang đến hòa bình thực sự cho nhân loại.
Chúng con nhớ đến những người dân của Israel, Palestine, Ucraina,… những người đang phải chịu đựng những thử thách khó khăn của chiến tranh. Chúng con xin Chúa thương đến họ, ban cho họ sức mạnh và niềm tin để vượt qua những khó khăn này. Chúng con giao phó tất cả vào tay Chúa, Đấng đã từng hứa rằng: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy” (Ga 14,27).
Chúng con cầu xin Chúa đặc biệt để bảo vệ những người vô tội và để những kẻ gây ra đau khổ có thể trở về đường lối của sự lòng nhân ái. Chúng con xin Chúa tăng cường quyết tâm của những người làm việc vì hòa bình, để họ có thể đưa xung đột đến kết thúc. Xin Chúa chữa lành những vết thương trong tâm trí của trẻ nhỏ, an ủi những người sợ hãi, và củng cố niềm tin của những tang quyến.
Trong lời nguyện, chúng con giao phó người dân vô tội vào tay Đức Mẹ Maria. Xin Mẹ Maria cầu bầu cho họ, đặc biệt trong những thời điểm khó khăn nhất. Chúng con hy vọng vào sự đoàn kết của cộng đồng quốc tế để hỗ trợ những nỗ lực thiện chí và xây dựng một tương lai hòa bình.
Lạy Chúa, xin Chúa lắng nghe lời cầu nguyện này và nâng đỡ những nỗ lực của những người tìm kiếm hòa bình, công lý và hòa giải. Chúng con tin tưởng rằng bằng lòng nhân ái của Chúa, nhân loại sẽ có thể trở về đường lối của hòa bình và lòng nhân ái.
Chúng con dâng hiến tất cả vào tay Chúa, hy vọng rằng qua lời nguyện và sự đồng lòng, thế giới sẽ được ban bình an.
Bảo Tố
(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...
(CGOL) Cứ mỗi cuối tuần, hàng trăm người dân đổ về khu vực nhà thờ Fatima, Bình triệu, Sài gòn...
(CGOL) Trong đời sống đạo của người Kitô hữu, thờ phượng Chúa xem chừng ra cũng có nhiều cung bậc...
(CGOL) Nhằm giúp đỡ các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn, nhất là những bệnh nhân...
(CGOL) Đại Hội Thanh Niên Công giáo Thế giới (World Youth Day, WYD) diễn ra từ ngày 03-05/08/2023 tại thủ...
(CGOL) Vào giữa tháng 7/2023, hai băng đảng tội phạm hoạt động ở thủ đô Haiti từ ba năm qua...
(CGOL) Có những nhà truyền giáo khi qua đời đã để lại dấu ấn không thể phai mờ cả trong...
(CGOL) Sáng 13/6, Phòng báo chí Toà Thánh đã công bố sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày...
(CGOL) Hôm nay là ngày lễ trọng Giáo Hội dành để tôn vinh mầu nhiệm Mình Máu Thánh Chúa. Đức...
(CGOL) Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...
(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...
(CGOL) Ngày 25/03/2023 Giáo hội hoàn vũ hân hoan mừng Lễ Truyền tin. Cùng ngày hôm ấy, trong giờ kinh...
(CGOL) Với chủ đề “Cùng với Đức Maria, chúng ta gặp lại nhau như một Giáo hội đồng nghị”, hơn...
(CGOL) Mơ ước ủ ấp từ thời còn bé, hôm nay tôi có cơ hội đứng trên “mảnh đất chữa...
(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...
(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...
(CGOL) - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...
(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...
(CGOL) Vào một buổi sáng nọ, có một người phụ nữ khoảng sáu mươi tuổi tới nhà xứ. Sau khi...